Lễ trừ tà là gì? Cách xác định hiện tượng quỷ nhập?

Lễ trừ tà là gì, có nguồn gốc từ đâu?

Trừ tà là nghi thức cổ xưa được ghi nhận trong lịch sử văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo của nhân loại, vốn có rất nhiều hình thức và biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào quy định của từng tôn giáo hoặc theo phong cách và ý chí cá nhân của người thực hiện. Tuy nhiên, chúng đều vì một mục đích giống nhau là xua đuổi thực thể tâm linh tà ác ra khỏi một người, một đồ vật hoặc địa điểm nào đó đang bị “nhập” hoặc “ám”. Ví dụ như một con búp bê, một căn nhà, xó bếp, gác xép đều có thể là nơi ác linh trú ngụ.

the-exorcist-1973-opening
Cảnh mở đầu ma mị của bộ phim kinh dị huyền thoại The Exorcist (1973).

Trừ tà được xem là hoạt động tâm linh có ý nghĩa, gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và tín ngưỡng của nhiều dân tộc. Ví dụ phật tử ở Tây Tạng có “ngày trừ tà” vào cuối tháng 12 mỗi năm, tuy nhiên hoạt động của họ khá giản dị, chỉ là ăn món ăn đặc trưng, đốt đuốc đi vòng quanh nhà và đọc những lời xua đuổi tà ma.

sanjay-superteam
Từ trái qua, ba vị thần Shakti, Shiva và khỉ Hanuman trong đạo Hindu có năng lực trừ quỷ trong giấc mơ của cậu bé Sanjay. (Ảnh: phim ngắn Sanjan’s Superteam của Pixar)

Trong đạo Hindu, tín đồ thường cầu nguyện với ba vị thần Vishnu, Shiva, Shakti hoặc khỉ Hanuman và Kim sí điểu Garuda trong các nghi thức trừ tà để chống lại ma quỷ. Đối với Đạo giáo Trung Quốc, hẳn bạn đọc cũng quen với hình ảnh một ông pháp sư đăng đàn làm phép trong các phim Hong Kong. Vị pháp sư thường niệm chú và múa kiếm để xua đuổi vong linh đang ám quẻ con người.

lam-chanh-anh-phim-cuong-thi
Một “diệt ma đạo sĩ”, hình ảnh rất quen thuộc với khán giả Việt Nam những thập niên 80 – 90. (Ảnh: Cố diễn viên Lâm Chánh Anh, người gắn liền với các phim ma cương thi nổi tiếng của điện ảnh Hong Kong)

Trừ tà phổ biến và phong phú nhưng thực tế nghi thức này được mô tả chi tiết và tái hiện thành công nhất trong văn hóa đại chúng nhờ Công Giáo La Mã với nhiều phim kinh dị, sách truyện và trò chơi vi tính nổi tiếng trên thế giới. Trong bài viết này Gấu Mèo sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thêm về nghi thức trừ tà trong Công Giáo, từ đó sẽ có hứng thú hơn khi thưởng thức các loại hình văn hóa nghệ thuật liên quan.

Những quy định cơ bản của lễ trừ tà

Lễ trừ tà trong Công Giáo La Mã là một nghi thức có thật, những ghi chép có hệ thống đầu tiên về lễ trừ tà trong Công Giáo xuất hiện lần đầu vào năm 1614, sau đó được sửa đổi vào năm 1999 với tên gọi De Exorcismis et Supplicationibus Quibusdam (Những Bổ Sung Liên Quan Đến Trừ Tà) như là một phần trong tuyển tập Rituale Romanum (sách Nghi lễ La Mã) của Vatican, đây là quyển sách rất quan trọng với tín đồ Công Giáo La Mã.

ritvale-romanvm-book-vrbaniviii-pont-max
Tuyển tập Rituale Romanum (Nghi lễ La Mã) của Vatican.

Sách Nghi lễ La Mã có hệ thống cụ thể nghi thức trừ tà, hiện nay quy định trong Code of Canon Law (Bộ Giáo Luật) được dịch sang tiếng Việt cũng có ghi chép rõ ở Quyển 5 – Nhiệm Vụ Thánh Hóa Của Giáo Hội, tại điều 1172 rằng:

1- Không ai được trừ tà một cách hợp pháp cho những người bị quỷ ám nếu không được Đức Giám mục sở tại giám định và cấp phép.

2- Đức giám mục sở tại chỉ ban phép này cho linh mục đạo đức, nổi tiếng về học thức và khôn ngoan, cùng có đời sống vẹn toàn.

Theo đó, chỉ một linh mục được cấp phép bởi Đức Giám mục địa phương mới có quyền thực hiện nghi lễ đặc biệt này (nữ tu không có quyền làm lễ trừ tà). Ngoài ra, trước khi lễ trừ tà được phép tiến hành, Đức giám mục địa phương buộc phải kêu gọi sự giám định chuyên môn của bác sĩ y khoa để đảm bảo những triệu chứng của người nghi ngờ bị quỷ ám không phải do chứng bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần.

Cách xác định một người bị quỷ nhập?

Như đã nói ở trên, không dễ gì mà một lễ trừ tà hợp pháp có thể được cấp phép. Để chắc chắn một người có bị quỷ nhập hay không, linh mục chịu trách nhiệm phải xác định được một số hoặc tất cả những biểu hiện đặc trưng sau đây ở đối tượng, ví dụ như những biểu hiện kỳ lạ trên cơ thể mà không rõ nguyên do, hoặc những năng lực phi thường, bất hợp lý, vốn không thể xuất hiện trong đời thực.

Lưu ý quan sát và ghi nhận những điều sau đây:

1Đối tượng bỗng nhiên ăn rất ít, không đói hoặc không còn thèm ăn.
2Những vết cắt, cào, trầy xước, bầm tím trên người không rõ nguyên do.
3Một hơi lạnh hoặc cảm giác kỳ lạ không thể lý giải tại người bị nhập ở.
4Biểu hiện kỳ dị trên cơ mặt hoặc những tư thế quái lạ vốn bất khả thi.
5Mất kiểm soát, giận dữ, tấn công người khác, thể hiện một nhân cách khác.
6Giọng nói thay đổi âm thanh và ngữ điệu rõ rệt khác với ngày thường.
7Có sức mạnh cơ bắp khác thường mà người bị nhập vốn không sở hữu được.
8Nói được một thứ ngôn ngữ lạ mà họ chưa bao giờ được học trước đó.
9Biết được những điều bí mật mà bản thân người đó chưa hề gặp qua.
10Khả năng tiên đoán trước về những điều xảy ra trong tương lai.
11Cơ thể lơ lửng hoặc có khả năng di chuyển đồ vật mà không cần chạm đến.
12Thể hiện sự thù hằn, phản ứng đối với các vật linh thiêng hoặc đối với linh mục.
13Có ác cảm với nhà thờ, khi nghe tên của chúa Jesus, Đức Mẹ Maria hoặc kinh văn.
days-of-our-lives-screenshot
Lơ lửng là một trong những biểu hiện của việc bị nhập hồn, ảnh trong phim Days of Our Lives (1965).

Trong số những điều trên, quan trọng nhất chính là điều 8, 9, 10, 12 và 13 là minh chứng rõ rệt để phân biệt một người có bệnh tâm thần với một người bị quỷ ám. Ngoài ra, trong phim ảnh đôi khi có thể thấy những hiện tượng như côn trùng xuất hiện, thánh giá bị xoay ngược lại, chim chóc lao vào cửa sổ chết, các con thú lạ như chó hoang, quạ…tấn công con người hoặc có hành động kỳ dị.

the-exorcist-1973-screenshot
Một cảnh cho thấy người bị quỷ nhập di chuyển với tư thế không bình thường trong phim Exorcist (1973).

Tư thế kỳ lạ được gọi là “spider walk” (đi kiểu nhện) ở ảnh trên là một trong những biểu hiện thường thấy ở người bị nhập trong các phim kinh dị Âu Mỹ. Những điều liệt kê ngắn gọn ở trên thực chất vẫn là phục vụ cho mục đích cuối cùng là chứng minh sự tồn tại của một thực thể tâm linh khác lạ bên trong con người nào đó và không nhầm lẫn với bệnh rối loạn đa nhân cách hoặc tâm thần phân liệt, hay một tình trạng bệnh lý nào khác.

le-tru-ta-cong-giao
Ảnh minh họa: Người bị quỷ nhập có phản ứng với các vật thiêng như Thánh Giá.

Chuyên gia trừ tà Cipriano de Meo – linh mục từng nhiều năm đứng đầu bộ phận trừ quỷ ở Vatican nói: “Một vụ quỷ nhập thực sự là cực kỳ hiếm gặp, đa số trường hợp chỉ là người ta mắc phải một căn bệnh nào đó.” – vì vậy, trong trường hợp đối mặt với những hiện tượng kỳ bí, thông thường người trừ tà và đối tượng được trừ tà phải trải qua kiểm nghiệm y khoa để đảm bảo không có bệnh lý.

linh-muc-tru-ta-cipriano-de-meo
Linh mục trừ tà Cipriano de Meo của Vatican.

Người trừ tà cần phải làm điều gì?

Thông thường, buổi lễ trừ tà sẽ diễn ra với một người trừ tà chính cùng một hoặc nhiều người hỗ trợ. Như đã nói ở trên người giữ vai trò chủ đạo phải là một linh mục được cấp phép. Việc linh mục làm chính là với quyền hạn và tính chính danh của mình, tiến hành nghi thức trừ tà như một tác vụ do Thiên Chúa và Giáo Hội giao phó. Tức linh mục phải tỉnh táo, tin vào quyền hạn của mình là đứng trên ác quỷ.

le-tru-ta-the-exorcist
Cảnh cha Merrin và cha Karras trừ quỷ cho cô bé Regan trong Exorcist (1973). Cha Merrin là người trừ tà chính, Karras hỗ trợ.

Trong cảnh cha Merrin và cha Karras trừ quỷ cho cô bé Regan trong Exorcist (1973), Cha Merrin là người trừ tà chính, Karras hỗ trợ. Những người hỗ trợ trong buổi trừ tà có thể là bất cứ ai, chỉ cần là một tín đồ Công Giáo. Mặc dù vậy, bản thân những người tham gia trừ tà phải có sức khỏe tốt và có đạo đức tốt vì ma quỷ thường được cho là sẽ lợi dụng những tội lỗi mà họ mắc phải để chống lại họ. Người nào sống chuẩn mực thì sẽ ít bị tác động bởi ma quỷ hơn.

le-tru-ta-the-rite-anthony-hopkins
Linh mục trừ tà đeo dây stola khi thực hiện nghi lễ. (Ảnh minh họa: Nam diễn viên Anthony Hopkins trong phim The Rite)

Linh mục đeo dây stola khi trừ tà (ảnh minh họa trong phim The Rite). Ngoài việc sử dụng các vật như thánh giá, xâu chuỗi, sách Kinh Thánh để trấn áp ác quỷ, người trừ tà còn dùng những vật dụng khác như dây phép stola (giống như một cái khăn dài, quàng trên cổ), là loại phục sức dùng cho các linh mục sử dụng khi cử hành một bí tích, nến sáp ong cũng được sử dụng vì có tác dụng hỗ trợ.

candle-in-ritual
Nến là một trong những công cụ hỗ trợ của rất nhiều nghi thức tâm linh.

Đèn cầy sáp ong là một phương tiện hỗ trợ cho việc cầu nguyện. Khói nến sáp ong có khả năng làm thanh lọc không gian giúp ích cho quá trình thánh hóa của lễ trừ tà, theo như Book of Exorcim Rites – Sách nghi thức trừ tà nhắc đến. Quyển sách trong hình trên là vật không thể thiếu của bất kỳ linh mục trừ tà nào. Đơn giản là bạn không thể giở cuốn Kinh Thánh ra mà đọc bừa một chương nào đó.

book-of-ritual-rito-degli-esorcismi
Sách nghi thức trừ tà (Rito Degli Esorcismi).

Có những bài cầu nguyện đặc trưng mà Sách nghi thức trừ tà đã tổng hợp sẵn, giúp người thực hiện nghi lễ đỡ mất thời gian. Bánh thánh, muối hoặc rượu thánh là những thức ăn uống đã được chúc phúc cũng có thể được dùng. Linh mục trừ tà có thể trao chúng cho người bị nhập để hỗ trợ họ trước khi bắt đầu nghi thức trừ tà. Đôi khi là dùng để thử phản ứng của ác quỷ vì chúng rất ghét những phẩm vật thiêng liêng.

Tiếp theo, người trừ tà cần kêu gọi sự trợ giúp từ những bề trên, kêu gọi sức mạnh của Chúa Jesus, Đức Mẹ Maria, nói ra tên của các tổng lãnh thiên sứ, các tông đồ, các thánh tử đạo để vay mượn sức mạnh của họ, ví dụ như một cảnh trừ tà trong phim Priest (2018) của Hàn Quốc đã dàn dựng rất bài bản với Cha Oh Soo Min, đây là một series kịch tính mới của Hàn Quốc về chủ đề trừ tà.

communion-wafer-le-tru-ta
Bánh thánh (Communion Wafer) là một công cụ có thể dùng trong lễ trừ tà.

Trong phim, Cha Oh Soo Min đã gọi ra tên của 3 tổng lãnh thiên thần. Người bị nhập bị che mắt bằng dây stola. Người trừ tà gọi ra tên các tông đồ. Nghe tên các tông đồ, đa phần quỷ dữ đều không thể chịu đựng nổi. Gọi tên các thánh tử vì đạo (hay thánh tuẫn đạo) và những thánh khác có công với Giáo Hội.

Gọi tên các thánh nữ thuần khiết, vốn làm ma quỷ sợ hãi. Mục đích kêu gọi các các thiên sứ, các thánh và lực lượng của Giáo Hội nhằm khẳng định tính chính danh, nhắc đến những con người trung thành với Chúa và vay mượn sức mạnh của họ để thể hiện quyền năng vượt lên trên ác quỷ, làm suy yếu chúng.

Cần hỏi rõ tên quỷ và đuổi nó đi

Tất cả những cố gắng trên, nhằm làm quỷ suy yếu để có thể thực hiện mục đích cuối cùng là hỏi tên ác quỷ. Biết được tên của quỷ, chính là bước quan trọng nhất để trục xuất nó. Nếu con quỷ chịu nói tên chứng tỏ nó đã nhượng bộ, nếu không thì phải tiếp tục đến khi nó chịu nói. Phải biết tên quỷ thì mới ra lệnh được cho chúng. Trong phim Priest, con quỷ gây rối tên là Samael.

Đặt tên cho cái gì đó, hoặc biết được tên của nó tức là sẽ có quyền trên nó. Bản thân ác quỷ cũng từng là thiên thần của Chúa tạo ra, vì phạm tội mà bị đày (tìm hiểu thêm về thiên thần sa ngã tại đây). Chính vì vậy, gọi ra được tên cũng là khiến quỷ phải chấp nhận tội lỗi và thất bại xưa cũ của mình, khiến nó yếu thế trước linh mục của Chúa. Chỉ có như thế mới có thể ra lệnh cho nó rời đi.

Những lưu ý sau khi trừ quỷ xong

Đa phần phim ảnh không nhắc đến điều này, tuy nhiên những việc sau đây là rất quan trọng. Chuyên trang về tôn giáo Aleteia có trích lời linh mục trừ tà ở Thụy Sĩ là Cha César Truqui. Ông nói rằng: “Những điều liên quan đến tà thuật, ma giáo, bói toán, bói bài, cầu cơ. Những nghi lễ đen tối, phim ảnh, âm nhạc có nội dung phục vụ cho ma quỷ sẽ khiến chúng ta đến gần ma quỷ hơn.

the-exorcist-ritual
Một cảnh trừ tà cho cô bé Regan trong phim The Exorcist (1973).

Quỷ (thực chất là các thiên thần sa ngã) khi khai thác các tội lỗi và ám hại con người đều không ngoài mục đích đi ngược lại ý của Chúa, chứng tỏ Chúa đã sai khi yêu thương con người. Theo Công Giáo, những người có có thói quen xấu hoặc bất cẩn và mù quáng khi tiếp cận những lực lượng tâm linh sẽ dễ trở thành nạn nhân của quỷ. Hãy tránh những trò mê tín vì chúng sẽ tạo cơ hội cho ma quỷ tiếp cận bạn.

ouijia-board-ritual-nghi-thuc-cau-co
Bàn cầu cơ (Ouija Board) là một trong những công cụ được cho là có thể kết nối với ma quỷ.

Chính vì thế, các tín đồ Thiên Chúa giáo chân chính sẽ không tập tành bói toán, xem tử vi, cầu cơ, tìm hiểu các thứ bùa ngải, phép thuật. Chi tiết này rất tương đồng với Đạo Phật cho dù 2 tôn giáo này có nền tảng rất khác biệt. Phật Thích Ca vốn cũng không khuyến khích các tín đồ tìm hiểu những hoạt động mê tín dị đoan đã kể trên. Cụ thể các bạn có thể đọc ở bài Xem tử vi năm mới sao cho đúng?

catholic-exorcism
Lễ trừ tà của Giáo Hội La Mã xem là một á bí tích.

Lại nói đến lễ trừ quỷ, thì nghi thức này được Giáo Hội La Mã xem là một “á bí tích“, tức là một nghi thức không có hiệu nghiệm 100% và và ngay lập tức như lễ rửa tội hay lễ ban thánh thể. Kết quả của lễ trừ tà phụ thuộc vào rất nhiều thứ, bao gồm cả ý chí và đức tin của nạn nhân bị nhập cùng với kinh nghiệm và sự thanh khiết của bản thân linh mục trừ tà. Theo Cha Cesar Truqui thì thông thường phải thực hiện trừ tà nhiều lần mới đuổi được quỷ.

the-demon
Quỷ dữ là một ác linh và được xem là bất tử, bởi nó từng là một trong những Thiên thần của Chúa.

Thêm một lưu ý nữa, lễ trừ quỷ cũng không tiêu diệt được con quỷ đó vĩnh viễn mà chỉ đẩy ngược nó trở về hỏa ngục. Căn bản, ác quỷ là một thực thể tâm linh bất tử không có cơ thể hữu hình, không có cách nào tiêu diệt được hoàn toàn. Thậm chí nó hoàn toàn có thể quay lại trong tương lai nếu người được trừ tà không có biện pháp phòng tránh và tự bảo vệ mình.

error: You are not allowed to copy this page, Thank you!