Những cảnh phim kinh điển in đậm dấu ấn trong lịch sử điện ảnh (Phần 2)

Cảnh báo: bài viết có tiết lộ tình tiết quan trọng của phim bao gồm đoạn kết và plot twist. Độc giả cân nhắc trước khi xem.

Đọc thêm phần 1: Những cảnh phim kinh điển in đậm dấu ấn trong lịch sử điện ảnh (Phần 1)

1. The Godfather (1972) – Lễ rửa tội

cảnh phim kinh điển

Cảnh phim huyền thoại lột tả biến chuyển của nhân vật Michael Corleone, trở thành trùm băng đảng Mafia – thứ “ác quỷ” anh không bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành. Lễ rửa tội cho cháu gái Michael đan xen với cảnh thanh toán trùm các băng đảng khác, biểu cảm gương mặt Michael thì tối tăm. Đặc biệt là câu thoại “Tôi nhận thức được Satan” – ác quỷ thật ra ở trong chính con người Michael.

2. Đoạn kết của Se7en (1995) – Thứ trong hộp

Điều đau lòng ở đây không chỉ là bi kịch xảy ra với chàng thám tử David Mills (Brad Pitt) trẻ tuổi, mà còn bởi chúng ta phải chấp nhận rằng ác quỷ đã chiến thắng lần này.

seven-ending-box

Đồng thời một lần nữa thủ pháp bạo lực ngoài màn hình một lần nữa được áp dụng. Khán giả không bao giờ thấy được thứ trong hộp nhưng vẫn cảm nhận được nỗi kinh hãi xen lẫn xót thương. Thật ra, đoàn phim có làm mô hình cái đầu của Gwyneth Paltrow để sử dụng cho phim nhưng cuối cùng nó không được lên hình. Về sau mô hình ấy được chuyển sang sử dụng cho phim khác là Contagion (2011).

Gwyneth-Paltrow-Contagion
Đây thật ra là mô hình đấy

3. The Matrix (1999) – Neo né đạn

the-matrix

Có quá nhiều thứ kinh điển trong The Matrix (199), nhưng thứ thay đổi điện ảnh thế kỷ 21 mãi mãi có thể là cảnh Neo ngửa ra sau né đạn từ Agent Smith. Cảnh phim chứa đựng mọi tinh hoa về kỹ thuật và phong cách Wachowski dành cho The Matrix. Kỹ thuật quay phim trong The Matrix ngày nay được áp dụng nhiều trong trực tiếp bóng đá chứ không chỉ điện ảnh.

4. Forrest Gump (1994) – Run, Forrest, run!

forrest-gump

Forrest Gump thời thơ bé chạy trốn khỏi đám bắt nạt, văng vẳng lời dặn của cô bạn thơ ấu “Chạy đi Forrest, chạy!”. Forrest chạy cho đến khi nẹp chân bung ra. Đó trở thành kim chỉ nam cho cuộc đời cậu: “Từ đó mỗi khi tôi đến bất cứ nơi đâu. Tôi cũng như đang chạy như bay!”

5. Ngọa Hổ Tàng Long – Đấu kiếm bằng khúc cây

Năm 2001, Ngọa hổ tàng long đã trở thành hiện tượng trong làng điện ảnh thế giới với 4 giải Oscar (gồm Phim ngoại ngữ hay nhất; Quay phim xuất sắc nhất; Nhạc phim hay nhất và Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất) trong số 10 đề cử (bao gồm Phim hay nhất). Trận chiến đầu tiên giữa Lý Mộ Bạch và Ngọc Kiều Long là một trong những cảnh hay nhất phim, thể hiện sâu sắc triết lý Trung Hoa.

ngoa-ho-tang-long

Mặc dù có trong tay bảo kiếm vang danh thiên hạ, Lý Mộ Bạch lại không dựa vào nó lắm, ông chỉ cần một khúc cây cũng áp đảo được Ngọc Kiều Long. Đây là điều thường thấy trong các tác phẩm kiếm hiệp Trung Hoa, ở đó vũ khí dù lợi hại đến đâu cũng chỉ là vật ngoài thân, quan trọng nhất là bản thân người kiếm sĩ. Nếu đã là một đại cao thủ thì dùng kiếm gãy, cành cây cũng đánh thắng được đối thủ.

6. Lord Of The Rings: Two Towers – Trận Hornburg

Ở thời mà kỹ xảo điện ảnh chưa nổi trội như bây giờ, thế nhưng trận đánh Hornburg (hay còn gọi là trận Heim’s Deep) vẫn được thể hiện rất mãn nhãn. Đó là khi quân đội của Saruman đang chiếm thế thượng phong, tình thế vô cùng nguy kịch khi cửa thành đang bị tấn công sát nút.

Lord-Of-The-Rings-hornburg-battle

May thay đúng như lời hứa, mặt trời mọc và Gandalf cùng quân đội Rohan tràn xuống yểm trợ. Đến nay trận Hornburrg vẫn được bình chọn là trận đấu hoành tráng nhất, kinh điển nhất trên màn ảnh rộng nói chung và của thể loại phim kỳ ảo nói riêng.

7. Lord Of The Rings: The Return Of The King – I Am No Man

Đây là phân cảnh gây ít nhiều tranh cãi cho người xem, đặc biệt là những người đã đọc tiểu thuyết. Vua phù thủy xứ Angmar được ban lời sấm truyền “Far off yet is his doom, and not by the hand of man shall he fall.” (Ngày tàn của hắn còn xa và không một người đàn ông trần thế nào có thể giết được hắn). Vẫn còn tranh cãi liệu “man” ở đây là chỉ “đàn ông” hay “loài người’.

i-am-no-man

Thế nên dẫn đến lối chơi chữ “No man can kill me”, và nhân vật Eowyn là phụ nữ nên có thể giết được Vua phù thủy. Điều này bị chỉ trích là lợi dụng sự mơ hồ trong câu chữ để cài cắm chi tiết mang màu sắc nữ quyền nhằm tránh mang tiếng phân biệt giới tính. Cảnh phim cho thấy người Hobbit Merry đã góp phần đánh gục Vua phù thủy, người Hobbit không phải “người” nên có khả năng đây là chiến công của Merry. Người xem phim tiếc nuối vì sao chỉ mình Eowyn được tiếng thơm.

8. The Help (2010) – Món bánh chocolate của Minny

The-Help-Minnys-Chocolate-Pie

Bộ phim lấy bối cảnh khi nạn phân biệt chủng tộc còn rất nặng nề ở Mỹ và những người giúp việc thường là người da đen – bị khinh rẻ, đối xử bất công bởi chủ và không được luật pháp bảo vệ. Cảnh phim Minny cho người chủ cũ Hilly ăn món bánh chocolate có thứ-mà-ai-cũng-biết-là-gì-đấy khiến người xem khoái trá vì ít ra Minny không những trả thù được người chủ xấu tính mà sau đó còn tìm được người chủ tốt hơn.

9. The Shinning – Cặp sinh đôi

The-shining

Có lẽ bộ phim đã góp phần vào chứng sợ các cặp sinh đôi (Duomaieusiophobia) của người xem. Cảnh quay đối xứng rất đẹp nhưng đồng thời cũng rùng rợn, đặc biệt là lời chào mời với giọng đều đều vô hồn của cặp sinh đôi: “Come play with us. Forever, and ever”.

10. Blade Runner 2049 (2017)

Blade-Runner-hologram-love

Tuy chỉ mới ra mắt năm 2017 nhưng đây xứng đáng trở thành một trong những cảnh phim kinh điển của thế giới điện ảnh. Không chỉ vì sự phức tạp trong quá trình quay, mà còn bởi cảm giác vô vọng mà nó đem lại, về tình yêu và mong muốn của nàng AI khát khao một lần được gần gũi người yêu nên phải mượn cơ thể của một cô gái bán hoa để thực hiện điều đó.

error: You are not allowed to copy this page, Thank you!