Kỳ án Nhật Bản (Phần 4): ‘Sát nhân khiếm thính’ Seisaku Nakamura

Đây là bài viết chính chủ, do Gấu Mèo Thức Khuya biên tập cho trang Lostbird.vn. Bài viết thuộc series “Kỳ án Nhật Bản” này được Gấu Mèo Thức Khuya re-up để lưu trữ trong blog cá nhân. Tất cả những trang web khác đăng tải nội dung trùng lắp câu chữ trong bài viết này đều đã sao chép nguyên văn mà không xin phép người viết hoặc quản trị của trang Lostbird.vn.

– Gấu Mèo Thức Khuya

Sát nhân khiếm thính khét tiếng Nhật Bản

Seisaku Nakamura là sát nhân vị thành niên nổi tiếng nhất Nhật Bản trong giai đoạn Thế Chiến thứ 2 ở Nhật, hắn được quốc tế biết đến với cái tên Hamamatsu Deaf Killer (sát nhân khiếm thính vùng Hamamatsu, thuộc tỉnh Shizuoka). Seisaku Nakamura bị cáo buộc đã giết chết 12 người bằng dao, đa phần nạn nhân là trẻ vị thành niên.

seisaku-nakamura-sat-nhan-khiem-thinh-ky-an-nhat-ban
Chân dung Seisaku Nakamura – “Sát nhân khiếm thính” ở Hamamatsu.

Đứa con không mong muốn và “con quỷ tuổi teen”

Seisaku Nakamura sinh ra trong một gia đình có 7 anh em, hắn là đứa con thứ 6. Mặc dù được đánh giá là một bé trai thông minh, thường đạt điểm cao ở trường, nhưng vì bị điếc bẩm sinh nên Seisaku bị gia đình hắt hủi, đối xử tệ. Mặc dù luôn cố gắng học tập nhưng từ nhỏ bố mẹ đã xem Seisaku là một đứa con không mong muốn.

Vì gia đình có nhiều con, bố mẹ lại tập trung chăm lo cho những người con khác không bị dị tật nên Seisaku bị bỏ rơi, không được quan tâm chăm sóc về mặt tinh thần, hắn phát triển hoang dại và lệch lạc. Từ nhỏ, hắn đã yêu thích những bộ phim giết người, nhất là phim có sát nhân sử dụng vũ khí như kiếm Nhật để ám sát đối phương.

Hai nhà tâm lý học nổi tiếng Nhật Bản là Hiroyuki Uchimura và Yoshimasu Osamuotto cho rằng vụ thảm sát xảy ra với một phần trách nhiệm thuộc về gia đình của Seisaku, hắn ta đã được thụ hưởng một cách giáo dục méo mó, khiến nhân cách phát triển không bình thường, trở thành “một con quỷ tuổi teen”.

Diễn biến vụ án mạng “sát nhân Hamamatsu”

Chuỗi gây án của Seisaku Nakamura diễn ra từ đầu năm 1941 đến tháng 10 năm 1942. Án mạng đầu tiên xảy ra vào ngày 22 tháng 8 năm 1938, Seisaku có ý định phục kích và hãm hiếp 2 phụ nữ, họ chống cự dữ dội nên hắn đã giết họ tại chỗ, lúc này Seisaku mới 14 tuổi, cảnh sát bế tắc trong việc điều tra thủ phạm.

Đến 18 tháng 8 năm 1941, tức trước sự kiện Chiến tranh Thái Bình Dương giữa quân đồng minh và quân phiệt Nhật, Seisaku lợi dụng lúc rối ren, cảnh sát lơi lỏng tuần tra, hắn lẻn vào một khu nhà của các geisha, cưỡng hiếp và đâm chết 2 cô geisha rồi trốn thoát sau khi trộm một số tài sản.

Ngay ngày hôm sau 19 tháng 8, Seisaku giết thêm 3 người nữa trong đêm khuya ở một nhà hàng. Hơn 1 tháng sau, ngày 27 tháng 9 năm 1941, Seisaku đột nhập vào chính nhà mình lúc nửa đêm, giết chết một trong những người anh trai ruột, làm bị thương một người chị ruột, chị dâu, cha mẹ và mấy đứa cháu nhỏ.

Sau đó hắn vẫn trốn thoát thành công, không ai biết rằng Seisaku là thủ phạm. Hắn rất ranh ma, đóng vai vô tội một cách tài tình khiến cảnh sát không nghi ngờ, họ cũng không cho rằng một kẻ khiếm thính có vẻ khù khờ lại có thể trở nên nguy hiểm và gian xảo như vậy.

Sau vụ này Seisaku ngưng giết người 1 thời gian cho đến ngày 25 tháng 8 năm 1942, hắn đột nhập vào gia đình nọ, giết chết một đôi vợ chồng, con gái và con trai của họ rồi cố gắng cưỡng hiếp một người con gái khác nhưng không thành. Lúc này hắn đã khiến chính gia đình mình nghi ngờ.

Bản án treo cổ dành cho “con quỷ tuổi teen”

Các thành viên sở cảnh sát Hamamatsu, những người đã thụ lý vụ án Seisaku Nakamura từ năm 1941 đến 1942.

Sau lần giết người cuối cùng của Seisaku Nakamura, gia đình đã biết hắn là hung thủ nhưng không dám tố cáo vì sợ bị trả thù. Lúc này, nước Nhật đang trong thời chiến nên nhà chức trách cũng không tiện phát động điều tra rầm rộ. Chính quyền rất ngại làm dân chúng lo lắng thêm giữa tình hình chiến sự căng thẳng.

Vì những lý do này, nên đến tháng 10 năm 1942 thì Seisaku mới bị bắt. Mặc dù các bác sĩ tâm lý cho rằng hắn có dấu hiệu tâm thần nên không thể xử như người thường nhưng quan tòa không để vụ việc kéo dài thêm, họ nhanh chóng xử Seisaku như một người trưởng thành, xác lập án tử bằng hình thức treo cổ.

Vì đau buồn, cha của Seisaku là ông Fumisada Nakamura đã trầm mình dưới sông tự vẫn vào ngày 11 tháng 11 năm 1942. Vụ việc này không chỉ chấn động nước Nhật, trở thành một trang đen tối trong lịch sử tư pháp nước này, mà nó cũng rất đau lòng khi một người trẻ như Seisukelại sa ngã như vậy.

(Đọc thêm các bài viết thuộc series “Kỳ Án Nhật Bản“)

error: You are not allowed to copy this page, Thank you!